In Lụa Là Gì? - Quy Trình, Ưu Nhược Điểm & Ứng Dụng

In lụa là phương pháp in ấn truyền thống được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực nhờ chi phí rẻ, chất lượng hình ảnh sắc nét, bền màu. Cùng Thành Tiến Bag tìm hiểu về kỹ thuật in này qua những thông tin sau nhé.

in-lua_(13) 
Kỹ thuật in lụa

Giới thiệu về in lụa

Định nghĩa in lụa

In lụa là kỹ thuật in ấn sử dụng khuôn in, dựa trên nguyên lý một phần mực được thấm qua tấm lưới in và dính trên bề mặt in thông qua sử dụng một khung lưới đã được căng chặt và một lớp hóa chất chuyên dùng để tạo ra các khu vực in và không in. Sau khi tạo mẫu, mực được ép qua các khu vực in bằng một lưỡi dao gạt để chuyển hình ảnh lên bề mặt vật liệu.

in-lua_(7) 
Giới thiệu về in lụa

Tên gọi in lụa bắt đầu từ kỹ thuật in sử dụng tơ lụa để làm vật ngăn cách giữa vật liệu cần in và mực in. Sau này, vải bông, vải sợi hoặc là lưới kim loại đã được dùng thay thế tơ lụa, tuy nhiên tên gọi in lụa vẫn được sử dụng đến ngày nay.

Lịch sử hình thành và phát triển của in lụa

In lụa có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời từ hơn 1000 năm trước tại các nước Châu Âu bằng cách tạo bản sao hình ảnh lên các vật liệu thông qua việc kéo căng sợi vải trên khung gỗ. 

  • Năm 1870 các nhà nghiên cứu tại Pháp và Đức đã phát minh ra cách sử dụng vải tơ lụa để làm lưới in. 
  • Năm 1907, Samuel Simon đã sáng chế ra quá trình làm lưới bằng các sợi tơ.
  • Năm 1914, John Pilsworth phát triển phương pháp in lưới nhiều màu và được ứng dụng đến ngày nay.

tui-vai-day_(1).[3] 
Lịch sử hình thành của phương pháp in lụa

Quy trình in lụa chi tiết

Bước 1: Vệ sinh khung in, sấy khô

Đây là bước quan trọng, quyết định đến chất lượng sản phẩm in. Việc vệ sinh khung lưới nhằm loại bỏ chất nhạy sáng còn tồn trên bề mặt lưới của lần in trước, không bị ảnh hưởng lúc căng lưới.

Bước 2: Quét chất nhạy sáng, sấy khô

Chất nhạy sáng là keo chụp bản, giúp giữ lại ánh sáng và không cho ánh sáng đi qua phim trong quá trình chụp bản.

Bước 3: Đặt phim lên chụp lụa

Quá trình chụp bản mẫu in tạo hình ảnh cần in trên film.

Bước 4: Xịt mạnh lưới và sấy khô

Công này được tiến hành gần cuối trong in lụa thủ công.

Bước 5: Rải mực in đều trên khung

Mực in gồm nhiều loại dùng trên chất liệu vải cotton, vải không dệt, kính, thuỷ tinh, chai lọ, nhựa, kim loại, ...Tùy vào chất liệu bề mặt in, yêu cầu chất lượng hình in để chọn loại mực in, chất lượng mực, lượng mực in cho phù hợp. 

Bước 6: Gạt mực

Sử dụng dao gạt mực để gạt mực trên khung lưới, các hạt mực đi qua khe hở của lưới có hình vẽ được in và in xuống bề mặt cần in. Những phần không có hình ảnh, lưới in được bít bằng keo cản quang nên mực in không tiếp xúc với vật liệu cần in.

Bước 7: Vệ sinh

Sau khi tạo sản phẩm hoàn thiện, cần vệ sinh khung lưới để đảm bảo hiệu quả in ấn cho các lần in ấn tiếp theo.

in-lua_(4)Quy trình in lụa

Ưu và nhược điểm của công nghệ in lụa

Ưu điểm

  • Chi phí thấp: Khác với in chuyển nhiệt, chi phí đầu tư ban đầu cho in lụa khá thấp do không cần đầu tư máy móc, trang thiết bị hiện đại.
  • In được trên nhiều bề mặt chất liệu: Tương tự in chuyển nhiệt, in lụa có thể in trên nhiều chất liệu khác nhau như: vải, giấy, nhựa, thủy tinh, sứ, cao su,…. 
  • Hình ảnh, màu sắc in sắc nét: Mực in thấm đều trên bề mặt cần in, tách biệt với khu vực không in theo thiết kế định sẵn tạo hình ảnh sắc nét với màu sắc được lựa chọn phù hợp với thiết kế. 
  • Lựa chọn màu sắc theo ý muốn: Kỹ thuật in lụa sử dụng khuôn in cho mỗi màu in nên có thể thiết kế, lựa chọn màu sắc theo ý muốn.

tui-vai-day_(7)_(1) 
Ưu điểm của phương pháp in lụa

Nhược điểm

  • Tốn thời gian, chi phí cao: Mỗi màu in, hình in sử dụng 1 khuôn in khác nhau, cần thiết kế file vector, file thiết kế cho mỗi lần in nên tốn thời gian, chi phí khuôn in, do đó chi phí cao hơn in kỹ thuật số.
  • Hạn chế màu in: Thông thường, sản phẩm in lụa có màu sắc hạn chế, không đa dạng màu sắc như những kỹ thuật in hiện đại khác.
  • Dễ đứt gãy hình in: Dễ bị đứt gãy hình in trong quá trình thực hiện hoặc sau khi in nếu như sử dụng mực in không tốt.
  • Dễ lem mực: Mực bám khá chặt lên vật liệu nên khó giặt tẩy. Do đó, khi in cần cẩn thận để tránh mực bị lem ra bên ngoài.
  • Khó in hình biến sắc: Do đặc điểm của kỹ thuật in lụa chỉ in một màu cho mỗi lần in nên in lụa rất khó in được những hình biến sắc hay màu chàm, đa số ấn phẩm của in lụa đều là màu in đơn sắc.
  • Hạn chế cho đơn hàng số lượng lớn: In lụa trải qua nhiều công đoạn, tốn nhiều công nên chỉ phù hợp với những đơn hàng số lượng ít, vừa phải, giá thành cao hơn in kỹ thuật số. 

Ứng dụng của in lụa trong đời sống

In lụa được sử dụng rộng rãi trong đời sống, thường ứng dụng trong in ấn phẩm quảng cáo, in hoa văn vải, các loại bao bì, túi xách, áo, các loại biểu mẫu giấy tờ với số lượng ít.

In ấn phẩm quảng cáo: In lụa với chất lượng hình ảnh, màu sắc đẹp, giá thành tương đối rẻ, in được đa dạng trên nhiều bề mặt chất liệu nên rất phù hợp với những đơn hàng ấn phẩm quảng cáo nhỏ, cần lấy nhanh.

in-lua_(14)  
In standee quảng cáo

In thiệp cưới: Nhờ chất lượng in ấn sắc nét, bền màu, in lụa được ứng dụng phổ biến trong in thiệp cưới với giá thành phải chăng.

in-lua_(15) In thiệp mời cưới

In hoa văn trên vải: Quy trình in lụa khá đơn giản, mực in lụa thấm đều trên mặt vải cần in tạo họa tiết có độ tinh xảo cao, đẹp mắt theo thiết kế.

tui-vai-day_(1)_(1).[2] In hoạ tiết trên túi vải

In trên bao bì, túi xách: Sở hữu ưu điểm nổi bật là in được trên bề mặt nhiều chất liệu, chất lượng hình ảnh sắc nét, bền màu, in lụa được ưa chuộng trong in ấn các thông tin trên bao bì, túi xách.

tui-vai-khong-det_(1) 
In bao bì

In trên áo đồng phục, trang phục thể thao: In lụa thường được sử dụng trên chất liệu vải dễ thấm, nhất là áo đồng phục hay các trang phục thể thao nhờ hình in sắc nét, bền màu và giá thành rẻ, in được với số lượng ít.

in-lua_(12) 
In áo thun đồng phục

Tổng hợp các mẫu túi vải in lụa đẹp nhất

Các mẫu túi vải được áp dụng phương pháp in lụa tại xưởng Thành Tiến Bag:

tui-vai-khong-det_(47) 
Túi vải yến sào Ngọc Chinh

tui-vai-khong-det_(30) 
Các mẫu túi vải đựng hồ sơ

tui-vai-khong-det_(11) 
Túi vải không dệt in logo công ty

tui-vai-day_(6)_(1) 
Túi vải đay thời trang

tui-vai-day_(18) 
Túi vải đay thời trang

tui-vai-bo-canvas_(21) 
Túi canvas in hình, logo trung tâm ngoại ngữ

Yếu tố ảnh hưởng đến giá in lụa

Bảng giá in lụa phụ thuộc vào chất liệu, kích thước, kiểu dáng, màu sắc, số lượng, số lượng màu in, chất lượng hình in,... 

  • Chất liệu bề mặt in lụa: Tùy vào chất liệu bề mặt in để sử dụng mực in khác nhau.
  • Mẫu thiết kế: Tùy vào kích thước, độ phức tạp về kiểu dáng, số lượng màu in của mẫu thiết kế mà giá in lụa có thể dao động.
  • Số lượng in: Số lượng đặt in càng nhiều, giá thành càng rẻ, bởi công đoạn làm khuôn, chụp bản tốn kém. 
  • Chất lượng hình in: Tùy vào yêu cầu chất lượng hình in phổ thông hay cao cấp để sử dụng chất lượng mực in tương ứng, tác động đến giá thành in lụa.

Kết luận

Hi vọng thông qua bài viết, Thành Tiến Bag đã chia sẻ cho quý khách một số thông tin hữu ích về kỹ thuật in lụa, những ưu, nhược điểm, quy trình và ứng dụng của in lụa trong đời sống. Quý khách có nhu cầu về các sản phẩm túi vải in lụa, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn tận tình, nhanh chóng nhất.

Bình luận bài viết