Vải Dù Là Gì? Tất Tần Tật Những Điều Cần Biết Về Vải Dù

Xưởng sản xuất Thành Tiến Bag là đơn vị chuyên thiết kế, may, in ấn và phân phối sỉ, lẻ những sản phẩm túi vải dù. Những thành phẩm của công ty luôn đảm bảo chất lượng, thẩm mỹ và giá thành rẻ. Vậy vải dù là gì? Tất tần tật những điều cần biết về vải dù được Thành Tiến Bag tóm tắt qua bài viết sau!

vai-du_(15)Các thông tin về vải dù

Tham khảo:

Giới thiệu về vải dù

Định nghĩa vải dù

Vải dù có tên tiếng anh là parachute fabric (hay còn được gọi là vải chống nước). Một loại vải được sản xuất từ 2 hoặc nhiều chất liệu tổng hợp gồm tơ nhân tạo, cotton, polyester … Ngoài ra, một số chất liệu vải dù được tạo thành từ các sợi vải thô nhằm làm tăng tính nổi bật cho bề mặt vải và bắt mắt.

vai-du_(12) Vải dù chống nước

Lịch sử hình thành và phát triển

  • Trước năm 1980 vải dù đã được hình thành, nhưng mốc thời gian cụ thể thì không ai xác định được.
  • Mãi đến năm 1980, vải dù được biết đến phổ biến và ứng dụng sản xuất rộng rãi, đặc biệt tại Việt Nam.
  • Tại thời điểm đó, công đoạn sản xuất trải qua nhiều bước cầu kỳ và chi phí đầu từ tốn kém dẫn đến giá thành vải cao. 
  • Vài năm trở lại đây, chất liệu vải dù được nhập khẩu từ Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan… với số lượng cực lớn nên giá tiền rẻ.

vai-du_(10) Mẫu vải dù chất lượng cao

Nguyên liệu sản xuất vải dù 

  • Chất liệu polyester: một sợi tổng hợp có nguồn gốc từ khí ethylene, than đá và dầu mỏ. Với bản chất là một loại nhựa sản xuất thông qua phản ứng trùng hợp với 4 loại cơ bản gồm sợi xơ, sợi filament, sợi thô và sợi fiberfill. Các sợi trải qua công đoạn gia công tạo thành tấm vải polyester hoàn chỉnh.
  • Chất liệu cotton: vải được kết hợp từ sợi bông và một số loại sợi tổng hợp hoặc được dệt hoàn toàn 100% từ sợi bông. 
  • Chất liệu tơ nhân tạo: được sản xuất bằng cách biến đổi polime tự nhiên qua phương pháp hóa học. Loại tơ này là sự kết hợp tính năng cải tiến và đa dạng với sự thoải mái của sợi tơ tự nhiên.
  • Chất liệu sợi vải thô: có thành phần chủ yếu từ sợi gai, sợi bông không có bất kỳ sự pha tạp chất nào. 

vai-du Các mẫu vải dù khác nhau

Phân loại vải dù 

Vải dù nylon

  • Đặc điểm, tính chất: không thấm nước và các chất lỏng khác, đốt có khói đen, mùi khét và kết thành cục tròn màu đen, bề mặt sáng bóng.
  • Ưu điểm: khi vò gấp dễ khôi phục hình dạng ban đầu, ít nhăn.
  • Nhược điểm: dễ gây bí bách, nóng bức, bí hơi và khi ra mồ hôi nhiều dễ bết dính vào da; đặc biệt khó tái chế hơn vải dù polyester.
  • Ứng dụng: ứng dụng trong ngành thời trang, nội thất, sản xuất dây buộc hàng, lều bạt…

vai-du_(17) Vải dù nylon

Vải dù polyester

  • Đặc điểm, tính chất: chống cháy và cách điện tốt; chất vải bền; chống nhăn hiệu quả; khả năng chống tia UV tối ưu. Ngoài ra, khả năng chống vi khuẩn, chống nấm mốc của vải dù polyester cực tốt.
  • Ưu điểm: đa dạng màu sắc; dễ nhuộm màu ấn tượng, nổi bật; chống bám bụi và bám bẩn tốt; dễ dàng giặt ủi bằng máy hoặc bằng tay.
  • Nhược điểm: tính phân hủy của vải polyester rất lâu nên không thân thiện với môi trường và chất vải không thoáng khí gây nóng.
  • Ứng dụng: sản xuất các loại chăn ga gối đệm, nội thất; ứng dụng trong ngành thời trang, may mặc; ứng dụng trong ngành cắm trại, du lịch.

vai-du_(9) Vải dù polyester

Vải dù cotton

  • Đặc điểm, tính chất: cách nhiệt, chống ngấm nước, khó bắt lửa, độ bền cao, không dễ bị nấm mốc.
  • Ưu điểm: giúp ngăn không cho nước thấm vào cực tốt bảo vệ tốt sản phẩm bên trong và dễ dàng đánh bay các chất lỏng đọng lại, các mảng bám trên bề mặt vải.
  • Nhược điểm: tốn nhiều thời gian bay hơi trở lại trạng thái ban đầu nên dễ bị ám mùi.
  • Ứng dụng: thường dùng sản xuất bạt phủ ô tô với tỷ lệ 55% vải dù và 45% vải cotton.

vai-du_(21) Vải dù cotton

Ưu điểm và nhược điểm của vải dù 

Ưu điểm

  • Độ bền cao, chống rách tốt.
  • Chống thấm nước, chống bụi bẩn hiệu quả.
  • Khả năng chống nắng, chống tia UV.
  • Trọng lượng nhẹ, dễ dàng di chuyển.
  • Giá thành hợp lý.
  • Bề mặt láng mịn, không xù, không bai nhão.
  • Dễ dàng làm sạch, vệ sinh khi bẩn.
  • Khả năng cách nhiệt của vải dù tương đối hiệu quả tốt.

vai-du_(11) Vải dù chống nước, chống nắng tốt

Nhược điểm

  • Độ co giãn kém
  • Khả năng thấm hút mồ hôi kém.
  • Dễ cháy khi gặp nhiệt độ cao.
  • Dễ bị ám mùi, có mùi của sợi tổng hợp.
  • Nhanh vón cục và dễ bắt lửa.
  • Khi gặp acid hoặc kiềm dễ cháy.
  • Giá thành tương đối cao.
  • Không có khả năng tự phân hủy.

vai-du_(6) Vải dù đàn hồi kém

Ứng dụng của vải dù trong đời sống 

May mặc 

  • Vải dù sở hữu những ưu điểm vượt trội như chống thấm nước, độ bền cao, không nhăn… nên các thương hiệu nổi tiếng trong ngành thời trang đã thiết kế sản xuất ra nhiều món đồ đa chức năng.
  • Các sản phẩm điển hình: áo khoác chống nước 2 lớp vải dù, túi vải dù, balo, quần áo thể thao, mũ, găng tay, ví…

tui-vai-du_(13) Túi dây rút vải dù in logo Honda

Sản xuất đồ dùng gia dụng

  • Chất liệu vải dù có trọng lượng siêu nhẹ, kích thước lớn, chống thấm nước và chống bám bụi bẩn nên được ứng dụng phổ biến trong sản xuất đồ dùng gia dụng.
  • Các sản phẩm điển hình: bạt che, ô dù, rèm cửa, áo mưa…

vai-du_(5)Vải dù làm áo mưa 

Ngành công nghiệp

  • Khả năng cách nhiệt của vải dù tối ưu, chịu lực tốt và chống trầy xước hiệu quả nên được ứng dụng phổ biến trong ngành công nghiệp.
  • Các sản phẩm điển hình: vật liệu cách nhiệt, vải lọc, vải lót…

vai-du_(16) Vải dù làm vật liệu cách nhiệt

Cách lựa chọn vải dù phù hợp

  • Xác định mục đích sử dụng: Cần xác định mục đích sử dụng rõ ràng, từ đó quý khách hàng lựa chọn vật liệu vải dù phù hợp và sử dụng hết công năng của nó mà không bị lãng phí.
  • Lựa chọn loại vải, màu sắc phù hợp: Phải chọn loại vải có màu sắc phù hợp sẽ làm nổi bật được sản phẩm, đồng thời tạo ấn tượng tốt và thu hút được mọi người. 
  • Kiểm tra chất lượng vải: Chất liệu vải vô cùng quan trọng thể hiện được giá trị sản phẩm và giá thành của nó. Vì vậy cần kiểm tra chất lượng vải dù cẩn thận và tìm hiểu rõ ràng trước khi chọn lựa.

vai-du_(8) Vải dù chất lượng cao cấp

Hướng dẫn vệ sinh và bảo quản vải dù

Giặt giũ và phơi khô đúng cách.

  • Khi giặt không sử dụng các chất tẩy rửa mạnh giúp vải bền đẹp và tránh bị mòn vải dù.
  • Hạn chế phơi vải dù quá nhiều, và không phơi dưới cái nắng gắt, tránh ánh sáng chiếu trực tiếp.
  • Nên giặt vải dù bằng nước lạnh hoặc các chất tẩy rửa có tính tẩy dịu nhẹ

Cách bảo quản khi không sử dụng.

  • Khi không sử dụng xếp vải gọn gàng, ngăn nắp.
  • Cất giữ vải dù những nơi khô ráo, ngăn nắp.
  • Thường xuyên lau chùi, vệ sinh.

Lưu ý khi sử dụng vải dù.

  • Các vết bẩn bám trên vải dù cần sử dụng khăn ướt để lau chùi, vệ sinh.
  • Khi không tiện giặt có thể dùng băng dính để làm sạch các vết bẩn mà không cần dùng chất tẩy rửa.

vai-du_(19) Áo mưa vải dù 2 lớp

Kết luận 

Vải dù là dòng vải có trọng lượng nhẹ, đa màu sắc, chống thấm nước hiệu quả nên được ứng dụng nhiều trong cuộc sống. Kết hợp cùng công nghệ ngày càng phát triển và hiện đại, vải dù sẽ ngày càng trở thành chất liệu vải rất phát triển trong tương lai và phủ sóng trên toàn thị trường.

Bình luận bài viết